∗ Mắt lé là gì?
Mắt lé hay còn gọi mắt lác là một bệnh lý của mắt, là hiện tượng không cần bằng và thiếu hợp thị giữa hai bên mắt, tức là hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một phía hoặc nhìn không thẳng vào vật cần quan sát. Có trường hợp lé 1 mắt, có người lé lé cả hai mắt. Khi quan sát bằng mắt thường, bạn có thể biết được mắt lé là như thế nào và người đó có bị lé không.
Mắt lé là gì?
∗ Mắt lé thường có hai dạng là lé bẩm sinh và lé hậu đắc:
- Lé bẩm sinh: thường xuất hiện ờ trẻ em dưới 1 tuổi, từ lúc mới sinh
- Lé hậu đắc: Có thể xuất hiện trong độ trẻ từ 1 -2 tuổi là lé sớm, nếu lé muộn thì xuất hiện khi trẻ 2 tuổi trở lên.
∗ Nguyên nhân mắt lé: Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mắt bị lé thường gặp như:
- Do tậ khúc xạ mắt như cận, viễn thị, loạn thị
- Do sự co quắp điều tiết mắt
- Do hệ vận động nhãn cầu ở các cơ có cấu tạo bất thường
- Thần kinh bị tổn thương hay các bệnh về não gây ra bệnh mắt bị lé
- Mắt bị lé do mắc bệnh nhiễm khuẩn, chấn thương
- Mắt bị lé do các bệnh bẩm sinh làm mắt bị giảm thị lực nhưng không được chữa trị như: sụp mí mắt, sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể…
Sụp mí mắt là một trong những nguyên nhân gây mắt lé
Mắt lé là bệnh lý ở mắt, do đó chúng có ảnh hưởng không tốt cho bệnh nhân, cụ thể như:
- Mắt lé làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đôi mắt và của toàn khuôn mặt
- Mắt bị lé có xu hướng giảm thị lực dần dần và có thể bị loại trừ, mắt lé sau một thời gian không được hoạt động như nhìn sẽ dẫn đến nhược thị.
- Người mắt lé thường không nhìn được hình nổi, xác định khoảng cách xa gần không chuẩn, không làm được những việc liên quan đến sự chính xác, tỉ mỉ…
- Ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bệnh nhân tự ti với bản thân mình.
Mắt lé khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ, bệnh nhân tự ti với bản thân
Mắt lé ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân, không tốt cho cả tính thẩm mỹ và thị lực, vậy mắt lé phải làm sao? Đối với bệnh lý này, cần chữa trị càng sớm càng tốt, chữa trong khoảng trẻ từ 3 – 4 tuổi thì tỉ lệ khỏi cao nhất, đạt 92%, trẻ càng lớn thì khả năng chữa khỏi càng giảm xuống. Bên cạnh đó, lé càng lâu, đã thành tật thì càng khó chữa hơn các trường hợp mới bị lé.
Về cơ bản, muốn điều trị mắt bị lé có một số cách sau:
- Nếu mắt lé do tật khúc xạ:
Đầu tiên cần điều trị nhược thị để phục hồi thị lực cho mắt: Có thể sử dụng kính để điều chỉnh hoặc luyện tập với đồ vật để tập cách nhìn như xếp hình, xâu hạt cườm…Tiếp theo, sử dụng máy chỉnh quang để luyện tập và phục hồi hợp thị cho cả hai mắt
- Nếu mắt lé do tổn thương thần kinh hoặc do cơ vận động: Cần tiến hành vật lý trị liệu trước khi luyện tập hợp thị.
- Nếu mắt lé bị nhược thị do các bệnh như đục thủy tinh thể, sụp mí mắt….cần điều trị các bệnh đó trước khi luyện tập hợp thị.
Thẩm mỹ mắt tại bệnh viện do các bác sỹ có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện
Trong các trường hợp trên đây, ngoài việc điều trị về thị lực cho mắt lé cần chú trọng đến việc làm đẹp cho mắt, bạn có thể áp dụng phương pháp thẩm mỹ mí mắt như tạo mắt 2 mí bằng bấm mí mắt hoặc cắt mí mắt. Đặc biệt, phương pháp cắt mí có thể điều trị tình trạng sụp mí mắt, vừa góp phần điều trị mắt bị lé vừa giúp mắt to tròn và đẹp hơn.
Nguồn: http://ift.tt/2m5LSbg
Đọc nguyên bài viết tại :
Mắt lé là gì? Những hình ảnh mắt lé của bệnh nhân tại KIM
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét